Hotline: 0909822766
Email: pcccgiabaovn@gmail.com
Đảm bảo chất lượng uy tín tất cả mọi công trình trên phạm vi cả nước. Trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ quan cơ sở sản xuất kinh doanh chính là phần việc trong công tác PCCC được pháp luật giao và phải làm tròn nhằm đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC trong phạm vi quản lý. Nếu để xảy ra cháy, nổ thì họ phải chịu trách nhiệm về phần hậu quả xảy ra.
Tổ chức hoạt động PCCC tại cơ quan, tổ chức, ở nơi sản xuất, kinh doanh,…
Thực tế cho thấy, nơi nào, lúc nào người đứng đầu tích cực, có trách nhiệm thì công việc PCCC mới được thực hiện thường xuyên, mới làm tốt việc phòng ngừa các sự cố về cháy, nổ và trong trường hợp xảy ra cháy thì cũng có thể chủ động xử lý kịp thời, hạn chế được thiệt hại do cháy gây ra.
Người đứng đầu là người mà trách nhiệm và lợi ích trực tiếp của họ gắn liền với kết quả của hoạt động PCCC. Bởi vì, khi xảy ra cháy trong phạm vi quản lý của mình thì ngoài trách nhiệm pháp lý. Người đứng đầu là người có trách nhiệm điều hành, lãnh đạo một tập thể, một tổ chức, một nhóm người thực hiện nhiệm vụ để hướng tới một mục tiêu đã định, chính vì vậy trong một cơ quan, tổ chức nói chung chỉ có họ mới có quyền hạn quyết định việc tổ chức mọi mặt hoạt động trong đó có hoạt động về PCCC. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC; xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC; thành lập, duy trì hoạt động đội PCCC theo quy định của pháp luật.
Cần xác định rõ đây không chỉ là trách nhiệm của bản thân với cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh,… nơi mình quản lý, điều hành, nơi mình làm chủ mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng, với xã hội. Người đứng đầu cần tích cực, chủ động tìm hiểu để nắm được những kiến thức cơ bản về pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ PCCC, đặc biệt là nội dung, cách thức tổ chức hoạt động PCCC tại chỗ trong phạm vi trách nhiệm của mình. Có như vậy thì mới làm đúng, làm đủ trách nhiệm của mình trước pháp luật.
Cần có chương trình, kế hoạch để tổ chức thường xuyên, liên tục hoạt động PCCC, hoạch định kinh phí và đầu tư tương xứng cho hoạt động PCCC; xây dựng quy trình, quy chế, quy định cụ thể, rõ ràng để làm căn cứ trong phân công, phân việc cũng như xử lý cá nhân, tổ chức khi thực hiện hoạt động PCCC (kể cả trách nhiệm trước pháp luật khi có hành vi vi phạm pháp luật về PCCC hoặc khi xảy ra cháy, nổ). xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ đủ khả năng thực hiện tốt các hoạt động PCCC để tạo ra những bộ phận giúp việc đắc lực.
Thường xuyên phối hợp với cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền để được hướng dẫn về xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ, trang bị phương tiện, các điều kiện an toàn về PCCC cũng như các biện pháp.
Hoạt động PCCC cũng luôn được xác định là hoạt động mang tính xã hội rộng lớn, cần phải phát huy mọi nguồn lực của xã hội. PCCC được xác định là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tức là phải huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia thì hoạt động PCCC mới có hiệu quả thật sự, trong hoạt động PCCC, người đứng đầu phải phát huy cao độ vai trò trách nhiệm của mình. Người đứng đầu có vai trò quyết định và quan trọng đối với kết quả và hiệu quả của hoạt động PCCC.