Hotline: 0909822766
Email: pcccgiabaovn@gmail.com
Lắp đặt PCCC Nhà xưởng Thới An
- Phân loại theo dạng chất cháy:
+ Chất Cháy Lỏng: là những chất cháy ở trạng thái lỏng như xăng, dầu, rượu, benzen, chất cháy lỏng bao giờ cũng bốc hơi sau đó mới tham gia phản ứng cháy, cho nên quá trình cháy của các chất lỏng lan nhanh và liên tục.
+ Chất Cháy Khí: là chất cháy dễ dàng kết hợp với không khí hoặc các chất ô xy hoá khác thành hỗn hợp cháy.
- Theo một tỷ lệ nhất định nào đó của chất cháy khí hoặc các chất ô xy hoá ở dạng khí có thể gây nguy hiểm về nổ.
- Nếu căn cứ theo khả năng cháy của các chất cháy thì các chất cháy được chia thành 3 dạng sau:
+ Chất không cháy: là chất dưới tác dụng của chất ôxy hóa và nguồn nhiệt cao nhưng không bị bốc cháy
+ Chất dễ cháy: là những chất có khả năng bốc cháy dưới tác dụng của nguồn nhiệt thông thường.
+ Chất ôxy hoá: Là những chất có khả năng ôxy hoá chất cháy. Trong phản ứng cháy với các chất cháy, chúng là những chất nhận thêm được điện tử hoá trị.
- Trong thực tiễn các đám cháy thường xảy ra ở môi trường không khí. Nên chất ôxy hoá ở đám cháy này là ôxy trong không khí.
- Chất cháy, chất ôxy hoá, nguồn nhiệt phải trực tiếp xúc và tác dụng với nhau thì sẽ không có phản ứng hoá học xảy ra.
- Thời gian tiếp xúc: thời gian tiếp nhiệt phải đủ lớn để phản ứng hoá học tỏa ra đủ để sự cung cấp và kích thích phản ứng, cho tới khi xuất hiện ngọn lửa.
- Nồng độ chất cháy: đối với chất cháy rắn, dễ xảy ra sự cháy thì chất cháy cần phải đạt tới một mức độ tập trung vào đó, hay nói cách khác là khối lượng chất cháy đó phải có độ lớn nhất định.
- Như vậy điều kiện cần và đủ để sự cháy xảy ra và tồn tại phải có đầy đủ 3 yếu tố và 5 điều kiện cần thiết cho sự cháy. Việc nghiên cứu những yếu tố và điều kiện cần thiết cho sự cháy. Việc nghiên cứa những yếu tố và điều kiện cần thiết này có ý nghĩa rất lớn trong công tác PCCC.
- Nguyên nhân này chủ yếu là do con người thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về phòng cháy gây ra như: làm bếp không an toàn, sử dụng xăng đun bếp dầu; để bóng điện, đèn dầu sát vật dễ cháy…
- Trong nhiều trường hợp do ý thức chấp hành những quy định an toàn phòng cháy chữa cháy không nghiêm, do vậy gây ra cháy như: Hút thuốc, đun nấu trong khu vực cấm lửa, buôn bán xăng dầu, chứa xăng ở gần nơi đun nấu, tự do co kéo dây điện làm chập mạch gây cháy,…
- Có những vụ cháy do trẻ em nghịch lửa gây nên như: rước đuốc, hun chuột, đốt lửa sưởi, nướng, hút thuốc vứt đầu mẩu vào các vật dễ cháy.
- Một trong những thủ đoạn phá hoại của địch là đốt phá. Chúng thường nhằm vào những cơ sở kinh tế, chính trị quan trọng, kho tàng lớn để đốt phá. Bọn tham ô, trộm cắp tài sản XHCN cũng có thể đốt để xóa dấu vết gây khó khăn cho công tác điều tra của công an. Có những sự thù hằn xích mích giữa người này với người khác cũng có thể dẫn đến đốt nhà nhau.
- Có trường hợp do sét đánh, núi lửa hoạt động cũng gây cháy.
- Tự cháy là trường hợp ở nhiệt độ nhất định chất cháy tiếp tục với không khí và tự cháy hoặc chất cháy đó gặp một chất khác sinh phản ứng hóa học có thể tự bốc cháy không cần sự cung cấp nhiệt từ bên ngoài…
- Nguyên nhân tự cháy được chia thành các loại như sau:
+ Một số chất như natri(Na), Kali(K), Natri hyđrôsunphit (thuốc nhuộm) khi gặp nước sẽ bị cháy.
+ Tự cháy do quá trình tích nhiệt. Giẻ lau thấm dầu mỡ chất thành đống để lâu ngày bị oxy hóa tích nhiệt, một số loại dầu thảo mộc như: dầu bông, dầu lanh, dầu gai,… do quá trình oxy hóa, nhiệt độ tăng lên đến nhiệt độ thích ứng sẽ tự tốc cháy.
+ Một số trường hợp do tác động của hóa chất cũng có thể tự cháy.